Cuộc sống trên các trang báo điện tử bây giờ có thể nói là một thời kì hoàng kim bởi không chỉ đưa những sự thật đến với bạn đọc mà dường như nó còn có thể phù phép biến những tin tức xuyên tạc, méo mó… thành những tin làm nhiều người lầm tưởng đó là sự thật. Và trong thời gian gần đây nhất là sự lùm xùm xung quanh bài viết của Trương Duy Nhất trên Blog của mình với tiêu đề: “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế””. Bài viết gây nhiều bức xúc và những phản ứng trái chiều.
Là một nhà báo có tài, có thâm niên trong lĩnh vực báo chí, Trương Duy Nhất đã từng công tác 8 năm tại báo Công an Quảng Nam (nay là báo Công an thành phố Đà Nẵng) giữ nhiều chức vụ và vai trò khác nhau nhưng dường như nghiệp báo chí không thỏa mãn được nhu cầu của bản thân và cuối cùng y đã rời sự nghiệp báo chí vào năm 2011 và từ đó mở ra Blog của riêng mình qua đó thể hiện các “chính kiến” lệch lạc của y mà đó là thời điểm y nối tiếp những sai lầm cho tới hôm nay. Và cái gì cũng có cái giá của nó sau hàng loạt những “chính kiến” ngông cuồng, xuyên tạc, phản động y đã từng vướng vào vòng lao lý, đã ngồi tù vì những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Quay lại vấn đề gần đây nhất đó là bài viết “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế” y đã không ngần ngại suy xét về vấn đề mà đưa ra nhận định hết sức ngông cuồng như sau: “Chuyện nghỉ hưu, vô chùa làm việc “tử tế” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tưởng đã hề cực đỉnh. Không dè, cái “khát vọng tử tế” ấy đã lây nhiễm sang cả giới trẻ. Hôm qua, nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn chứng kiến cơn lên đồng nhảy múa của (mô Phật!) hơn một vạn đoàn viên thanh niên cả nước. Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”. Cả vị Phó Thủ tướng trẻ Vũ Đức Đam cũng hòa cùng vũ điệu lên đồng… tử tế này”.