Nguyên Ngọc – Nổi tiếng “trở cờ”

Nguyên Ngọc – Nổi tiếng “trở cờ”
????????????????????????????????????
????????????????????????????????????

Vừa qua, lợi dụng việc một số nhà văn “trở cờ” từ bỏ trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của mình, Dương Tự Lập đã viết bài “Hội chứng lìa đảng cùng nhà văn Nguyên Ngọc” đăng trên trang mạng xã hội “danlambao”. Nội dung bài viết của Dương Tự Lập là những suy diễn hết sức hàm hồ, xuyên tạc, bóp méo, hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị ở ta, gây bức xúc trong cộng đồng mạng và dư luận xã hội.


Nguyên Ngọc – Nhà văn nổi tiếng “ngược dòng”

Đúng như Dương Tự Lập viết: “Nguyên Ngọc là một nhà văn nổi tiếng”. Nhưng có điều, đến nay Nguyên Ngọc đã trở thành nhà văn nổi tiếng “ngược dòng”.


Nhắc đến Nguyên Ngọc, mọi người đều biết ông là một nhà văn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đất nước đứng lên (tiểu thuyết, 1956); Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1959); Rẻo cao (truyện ngắn – 1962); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (ký, 1969); Rừng xà nu (truyện và ký, 1969); Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971)… Ông đã từng nhập ngũ và hoạt động nhiều năm ở chiến trường Liên khu V, nhất là vùng đất Tây Nguyên; từng là phóng viên mặt trận của báo Vệ quốc quân Trung Trung Bộ. Khi tập kết ra Bắc, trong đội hình sư đoàn 324, Nguyên Ngọc được điều về trại viết gương anh hùng của Tổng cục Chính trị, tại đây ông đã cho ra đời tác phẩm “Đất nước đứng lên”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nguyên Ngọc được bổ sung vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn (khoá 2) nhận nhiệm vụ Phó tổng thư ký, Bí thư Đảng, Đoàn Hội Nhà văn. Rồi ủy viên Ban Chấp hành khoá 3 và khóa 4. Một thời gian, Ông giữ chức Tổng Biên tập tuần báo Văn Nghệ. Ông đã từng là đại biểu Quốc hội. Những cống hiến của Nguyên Ngọc đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn khắc ghi. Vậy mà, ông đã can tâm “nối giáo” cho những kẻ phản động, hại nước, hại dân để “mong muốn” “Đất nước đứng lên”.

Trên cương vị Bí thư Đảng, Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam, ông đã từng hứa hẹn: “Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này, chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.

Vậy mà, khi triển khai vào thực tế, giữa lời nói và việc làm của Nguyên Ngọc lại ngược nhau. Khởi thủy là việc Nguyên Ngọc cho đăng những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn và cho “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”.

Tiếp theo, cả nước mừng vui trong ngày toàn thắng thì ông lại ca ngợi cuốn sách cho đó là “nỗi buồn”. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, những nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức vì đã xuyên tạc sự thật, vậy mà Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây nhất, trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ? Nguyên Ngọc lại cho rằng, chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các Bà mẹ VN Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH…

Quả thật, chỉ có một kẻ “trở cờ” mới viết như Nguyên Ngọc mà thôi. Sự nổi tiếng của ông đã trở thành nổi tiếng “ngược dòng” trong Hội Nhà văn Việt Nam và được nhiều người biết đến./.
———

Tác giả: Thanh Tâm
Nguồn: www.nhanvanviet.com

Nguyễn Trọng Nghĩa

Nguyễn Trọng Nghĩa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error

Enjoy this blog? Please spread the word :)