LỊCH SỬ TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN, CÔNG ĐỨC HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG Ở ĐÂU?

LỊCH SỬ TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN, CÔNG ĐỨC HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG Ở ĐÂU?

Mấy hôm trước tôi có đọc được trên trang web hay trang facebook gì đó không biết có phải cố tình mạo danh hay không, nhưng tên của trang thông tin đó là : TRANG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TP.HỒ CHÍ MINH”. Ban đầu tôi thấy các lãnh đạo tp.HCM khăn áo chỉnh tề, cúi đầu thành kính trước bàn thờ tôi cứ ngỡ là Tp.HCM tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ ngày mất NGƯỜI ANH HÙNG ÁO VẢI CỦA DÂN TỘC HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG.

Vì ngày 29/7 âm lịch là ngày mất của Hoàng đế, năm nay cũng rơi vào 26/8/2022, Tưởng đâu hình ảnh ấy là tp.HCM tổ chức lễ giỗ cho nhân dân, bà con thành phố tưởng nhớ người anh hùng dân tộc có công chỉ huy quân, dân thời Tây Sơn đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm La giữ thành Gia Định, bảo vệ bờ cõi phương nam.

Cứ tưởng rằng thời gian gần đây cái vòi bạch tuộc của bọn tay sai cho quân xâm lược thời 4.0 chúng nó đang ráo riết tẩy trắng, xét lại lịch sử, rửa mặt cho kẻ thù, gột rửa nhơ nhớp cho ông cha chúng từng bán linh hồn theo giặc.

Cứ nghĩ thành phố lớn nhất nước ấy nhận thấy nguy cơ lịch sử nước nhà đang bị những kẻ mang giã tâm làm tay sai chà đạp lên xương máu anh hùng, xương máu đồng bào, muốn ăn cả thịt người sống lẫn người đã chết, âm muu viết lại.

Tưởng rằng thành phố lớn, thì những người ở đấy tàm nhìn thấu những hệ lụy nguy cơ khi lịch sử nước nhà bị đổi trắng thay đen, không muốn con cháu trở thành tội đồ, không hiểu rõ về lịch sử dân tộc nên lãnh đạo thành phố cùng nhân dân làm lễ cúng giỗ tưởng nhớ ngày mất người Anh hùng Áo vải của dân tộc, cũng là dịp giáo dục các thế hệ trẻ truyền thống chống giặc, giữ nước, yêu nước thương nòi của dân tộc, răn dạy con cháu đời sau bài học “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt, nhắc nhở thế hệ con cháu phải tỏ lòng biết ơn những vị tiền nhân có công hy sinh vì dân vì nước.

Ai ngờ đâu, đọc trên trang Thông tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh” ấy ghi rõ ràng:

“Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, việc tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước. Qua đó, nhằm giáo dục cho các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc, có tình yêu quê hương Tổ quốc một cách thiết thực và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc”.

Đọc đến đây tôi nghĩ đấy, các nơi phải học tp.HCM với một người anh hùng lỗi lạc như Hoàng đế Quang Trung cầm quân bảo vệ thành Gia Định và toàn vẹn lãnh thổ vùng Nam bộ của chúng ta, thì con cháu có tổ chức ngày giỗ tưởng nhớ 230 năm ngày mất của ông cả tuần cũng xứng đáng. Kéo xuống tôi tiếp tục đọc, ngỡ ngàng…không phải tp.HCM tổ chức giỗ 230 năm ngày mất của vua Quang Trung.

Với những dòng ca ngợi ấy trang này dành cho thông tin hình ảnh về việc tổ chức lễ giỗ lần thứ 190 cho tên hoạn quan Lê Văn Duyệt, lễ giỗ diễn ra hẳn 3 ngày, với đủ lễ nghi chi tiết:

“Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt được thực hiện theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần”…

Tiếp theo tôi tìm hiểu thêm thông tin, thì thấy một số tờ báo ca ngợi “công trạng” của Lê Văn Duyệt như sau:

-“Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định, là người có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất Nam bộ”.

-“TP.HCM: Tưởng nhớ công ơn của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt. Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), là bậc đại khai quốc công thần triều Nguyễn, phục vụ hai đời vua Gia Long và Minh Mạng, người có công mở mang bờ cõi, gìn giữ đất nước”….

Tôi ví dụ lễ giỗ Lê Văn Duyệt này là do con cháu ông ta tổ chức, thì thôi mồ ma tổ tông nhà ai nhà ấy cúng, kể cả có là tội phạm sát nhân bị tử hình, hay kể cả là những kẻ lầm đường lạc lối có tội với dân tộc thì với người Việt Nam có câu “Chết là hết”, cũng chả ai cấm đóan chuyện người thân, con cháu thờ cúng người đã khuất, tiền nhiều cúng to, người nhèo khó thì nén nhang nải quả, thành tâm. Tội phạm tử hình không thân thích Nhà nước ta còn khoan hồng độ lượng thắp cho chúng nén nhang, cầu mong cho chúng kiếp sau có đầu thai làm người thì làm người lương thiện.

Huống chi Lê Văn Duyệt dù cho có là tay sai đắc lực của tên hôn quân Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà như Bác Hồ từng dạy chúng ta, hắn có gây tội ác tiếp tay cho cho kẻ bán nước, bàn tay Lê Văn Duyệt có nhuốm máu khi tham gia sát hại toàn bộ gia tộc của Hoàng đế Quang Trung, sát hại vợ con người anh hùng dân tộc, hắn có tàn ác tham gia vào những tội ác thảm sát những quan quân, triều thần những người cùng Vua Quang Trung vào sinh ra tử trong đó có cả gia đình Nữ tướng Bùi Thị Xuân. Tên hoạn quan Lê Văn Duyệt ấy bán nước hại dân ra sao thì thôi hắn cũng theo chủ hắn là Nguyễn Ánh xuống địa ngục cả mấy trăm năm, con cháu hắn có cúng sao cũng là chuyện riêng nhà hắn.

Nhưng kỳ lạ ở chỗ thấy họ ca ngợi công đức Lê Văn Duyệt: “Người mở cõi phương nam, giữ gìn bảo vệ bờ cõi, công đức với dân với nước”….Vậy Hoàng đế Quang Trung, triều thần Tây Sơn, các nghĩa sĩ, nông dân bị đàn áp, các cuộc nổi dậy của những người dân đàng trong thời chúa Nguyễn cai trị là gì? Lẽ nào Lê Văn Duyệt là có công, ngược lại những người như Vua Quang Trung phất cờ khởi nghĩa là có tội

Lịch sử ghi rất rõ:

(*)- Năm 1698, ghi chép công ơn Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người có công dẹp yên quân Chiêm Thành mở cõi Phương Nam trong đó có thành Gia Định.

Ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay.

(*) – Giữa năm 1784: Lịch sử ghi rõ kẻ tội đồ rước 5 vạn quân Xiêm la về giày mả tổ phá nát thành Gia Định và Nam Bộ không ai khác là Nguyễn Ánh cùng trợ thủ đắc lực của hắn trong đó có hoạn quan Lê Văn Duyệt.

Xiêm La với ý đồ thôn tính vùng đất Gia Định, vua Xiêm Chakri I, lợi dụng sự cầu viện của Nguyễn Ánh, đã cử hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy 5 vạn quân và 300 thuyền chiến, chia làm hai đạo thủy-bộ cùng tiến sang xâm lược. Đạo quân thủy gồm 2 vạn và 300 thuyền chiến vượt biển đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang); đạo quân bộ gồm 3 vạn tiến qua nước Chân Lạp, nhằm thực hiện việc hội quân ở Trấn Giang (Cần Thơ) để sau đó tiến đánh thành Gia Định.

Nguyễn Ánh và quân bản bộ cũng theo gót quân giặc trở về. Quân Xiêm đi đến đâu là đốt phá, cướp của, giết người đến đó, gây nên nhiều tội ác.

Trước tình hình đó, tướng Tây Sơn ở Gia Định là Trương Văn Đa vừa tổ chức chiến đấu nhằm thăm dò và tiêu hao sinh lực của địch, vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng, giữ vững thành Mỹ Tho và thành Gia Định.

(*)- Năm 1785, ghi chép công đức của Vua Quang Trung cùng quan quân nhà Tây Sơn đã cùng nhân dân đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm La bảo vệ thành Gai Định và bờ cõi phương Nam trong trận Rạch Ngầm – Xoài Mút

-Sau khi mượn tay Xiêm la đánh Tây Sơn thất bại, đẩy đất nước vào miệng cọp của kẻ xâm lược, trong thế đường cùng, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trong đó có hoạn quan Lê Văn Duyệt bỏ mặc đồng minh Xiêm la, chạy tháo thân ra đảo Phú Quốc.

Cũng chính tại đây Lê Văn Duyệt cùng những tay chân khác giúp Nguyễn Ánh đi tìm Bá Đa Lộc giao con cả của Nguyễn Ánh cho Bá Đa Lộc mang sang Pháp làm con tin cầu viện, nhờ Pháp mang quân hỗ trợ tiến đánh nhà Tây Sơn…

Tại Pháp Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles năm 1787 (tiếng Pháp: Traité de Versailles de 1787) là một hiệp ước được ký kết giữa một bên là hầu tước Montmorin đại diện cho vua nước Pháp Louis XVI, một bên là Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) thay mặt Nguyễn Ánh. Nội dung chủ yếu là việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn. 2 lần cõng rắn vào phá nát cơ nghiệp các đời Chúa Nguyễn phụng lệnh vua Lê vào phương Nam trấn giữ đất nước.

Khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, người kế vị là vua Nguyễn Quang Toản còn nhỏ, triều đình Tây Sơn chưa ổn định trở lại. Với sự giúp sức của quân đội Pháp Nguyễn Ánh cùng bè lũ tay sai tiến đánh Vương Triều Tây Sơn cướp ngôi , tàn sát toàn bộ từ Vua quan, triều thần, những người anh hùng một thời cùng Vua Quang Trung đánh đông, dẹp bắc, phía Nam đuổi giặc Xiêm La, phía Bắc đuổi quân Thanh xâm lược thống nhất nước nhà.

Xin hỏi những kẻ cúi đầu lạy tạ Lê Văn Duyệt, có phải đang thấy công lao của Nguyễn Ánh, và đám tay sai gồm cả Lê Văn Duyệt to lớn quá phải không? Nếu không có Vua Quang Trung cùng quan quân Táy Sơn đuổi đánh quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cùng đám tay chân rước vào, thì chắc có lẽ cả thành Gia Định và các tỉnh phía Nam của chúng ta nói tiếng Thái thay tiếng Việt rồi phải không?

Đáng tiếc, không may cho dân tộc Việt Nam chúng ta là Vua Quang Trung mất Sớm, vua kế vị còn nhỏ dại, triều đình chưa vững vàng, tạo cơ hội cho bè lũ Nguyễn Ánh không chỉ cướp được ngai vàng mà hắn và đán con cháu triều Nguyễn của hắn lập ra sau này đã bán nước thành công, khiến cả dân tộc từ Nam chí Bắc 100 năm bị Pháp đô hộ. Học tiếng Pháp, học phí trả bằng máu.

(*) – Lê Văn Duyệt sau khi hỗ trợ đắc lực cho tên hôn quân Nguyễn Ánh từ chạy sang cầu viện Xiêm la, đến cầu viện Pháp, một công thần số 1 giúp Nguyễn Ánh phá nát non sông, tàn sát triều thần Tây Sơn, giết hại sĩ phu yêu nước, tên hoạn quan này được Nguyễn Ánh phong chức tước bổng lộc hậu hĩnh, ban Miễn tử kim bài lý do Mimh Mạng không thể chém đầu tên hoạn quan khi quân phạm thượng, sau khi làm quan nhà Nguyễn không ít lần cãi lệnh vua âm thầm trợ giúp những kẻ truyền giáo đến từ Pháp, Lê Văn Duyệt đã khéo léo dựa vào các vùng công giáo, giáo dân rất đông thời bấy giờ mà vua Minh Mạng đang muốn trấn áp giảm ảnh hưởng của Kito giáo đến Việt Nam.

Lại nói về việc nói Lê Văn Duyệt có công mở cõi? Xin hỏi cõi nào? cõi âm ? Hay cõi dương? Chứ nếu là mở cõi Phương Nam thì Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, cha ông là danh tướng Nguyễn Hữu Dật, hậu duệ đời thứ 9 của cụ Nguyễn Trãi thì bỏ đi đâu?.

Còn Lê Văn Duyệt từ khi được Gia Long Nguyễn Ánh cho làm tổng trấn phủ Gia Định lần 1 từ năm 1812- 1815, 3 năm.

Lần 2 được Minh Mạng cử làm tổng trấn Gia Định từ năm 1820 – 1832, tổng 2 lần là 17 năm, trong 17 năm đó, xin hỏi Gia Định hay các tỉnh phía Nam bờ cõi có thêm được cm2 đất nào không?

Ấy vậy sao mà nhiều kẻ quàng vào cổ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt cái công trạng to đùng thế, là người mở cõi? Giữ gìn bờ cõi? Hắn ghánh nổi không? Có mà làm cướp, cướp nước, cướp công thành lệ quen thói hay sao. Cả bầy chủ, tớ thì mượn tay giặc cướp nước, cướp ngôi của nhà Tây Sơn.

Đến tên đầy tớ Lê Văn Duyệt được đám hậu duệ nó cướp công mở cõi, giữ nước, giữ thành của tiền nhân mang gán cho tên hoạn quan theo giặc, lại còn đổi đường mang tên Tiên Đế sang tên kẻ hoạn quan bán nước?.

Để yên, con cháu tự mà cúng bái, thay tổ tiên chuộc tội với dân với nước thì còn được thông cảm, đây còn moi lên cho bốc mùi.

Đúng là:

“Trứng rồng lại nở ra rồng.
Liu điu lại nở ra dòng liu điu”

Nguyễn Trọng Nghĩa

Nguyễn Trọng Nghĩa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error

Enjoy this blog? Please spread the word :)