CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ CUỘC NỘI CHIẾN? XIN THƯA LÀ KHÔNG
Thời gian qua, tự dưng nổi lên bài “Gia tài của mẹ – Trịnh Công Sơn”… Trong đó có câu “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” ám chỉ cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc nội chiến. Nhiều người thấy Trịnh Công Sơn nổi tiếng rồi lấy đó là chân lý, là sự thật. Xin lỗi chứ sáng tác xong bài này thì nhận lại vô số gạch đá rồi. Bên ngụy còn có người coi ông là người “yếu đuối”: Trịnh Công Sơn chỉ là một cây sậy, hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là “cây sậy có biết suy nghĩ tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối… Đối với Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, họ không quan tâm đến các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vì ông không biết gì về chính trị và tội ác của người ngoại quốc. Còn bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người “gạt ông sang bên lề vì coi ông thiếu lập trường chính trị”, có những người cực đoan dọa sau khi tiến về Sài Gòn đòi sẽ “xử tử” ông.
Nhắc lại, đừng nghĩ người nổi tiếng thì nói gì cũng đúng. Đơn cử như giáo sư nào đó đạt giải Fields Toán học (cũng ngang tầm giải Nobel) phát ngôn lệch lạc cũng bị cộng đồng mạng phản bác đến mức phải xóa tài khoản trên Facebook.
Trở lại tiêu đề bài viết, hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề “Chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến?”, rõ ràng, đây là vấn đề được các đối tượng xấu nói đi nói lại, viết đi viết lại để xóa bỏ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của cha ông ta, dân tộc ta. Đối tượng chúng hướng đến là những người trẻ, được sinh ra trong hòa bình, không phải chịu cảnh khói lửa, chiến tranh. Thật đáng buồn, đã có một số người nhẹ dạ tin theo luận điệu xấu xa của chúng.
Trên mạng chúng ta thấy không thiếu những câu nói kiểu như: “Người Việt đánh người Việt, không phải nội chiến thì là gì?”. Vấn đề này tôi phản bác như sau:
Cuộc chiến đó là Cuộc kháng chiến chống Mỹ, phương Tây và Mỹ gọi là Chiến tranh Việt Nam, có thể gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Một số ít thiếu hiểu biết hoặc cố tình lật sử, rửa tội cho Mỹ thì gọi là “Nội chiến”- và tất nhiên cái tên đó chỉ dành cho Avenger chứ không phải Cuộc kháng chiên chống Mỹ của ông cha ta.
Trận Bailén năm 1808 trong chiến tranh Napoleon, tham chiến phía Pháp có lính Thụy Sĩ (mặc đồ đỏ) còn Tây Ban Nha đưa ra các trung đoàn Thụy Sĩ (mặc đồ xanh). Đây là ví dụ điển hình cho việc các phe đối lập tuyến lính đánh thuê của cùng một quốc gia. Cuộc chiến này không phải nội chiến mà là cuộc chiến giữa Pháp và Tây Ban Nha đấy thôi. Vậy nên chỉ vì lực lượng tham gia cùng là một quốc gia mà kết luận là nội chiến được.
“Vậy lấy gì để phân biệt ranh giới giữa nội chiến và không nội chiến?”.
Cũng là xét về lực lượng tham gia, nhưng cần xem về vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến. Còn nếu chủ lực một phe hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó không phải nội chiến nữa. Trong Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam) và Mỹ là hai lực lượng chính, Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) chỉ là lực lượng đóng vài trò với Mỹ chứ không phải người hỗ trợ. Vì vậy đây là cuộc chiến của người Việt với người Mỹ chứ không phải người Việt với người Việt.
“Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, 2 năm đó toàn là người Việt đánh nhau, ít nhất thi 2 năm này cũng được coi là nội chiến?”
Mặc dù quân Mỹ và đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng tính chất của cuộc chiến tranh vẫn là cuộc chiến của Mỹ. Ngay trước năm 1973, Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn một khối lượng phương tiện chiến tranh khổng lồ, chủ trương hiện đại hóa, tinh nhuệ hóa quân đội Sài Gòn bằng kế hoạch quân sự 6 năm 1974 -1979. Năm 1973, quân chính quy của chính quyền Sài Gòn là 710 nghìn quân và 1,5 triệu bảo an dân sự. Toàn bộ lực lượng đó đều do Mỹ bảo đảm về trang bị, tác chiến,
Như vậy, bất chấp Hiệp định Paris đã được ký kết, Mỹ vẫn là một tác nhân chính cho việc tiêu diện trạng hai chính quyền, hai Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai của Mỹ.
Tóm lại, dù có nói lý hay nói tình thì có thể khẳng định “Chiến tranh Việt Nam KHÔNG PHẢI là nội chiến”. Mọi người hãy lan truyền bài viết này bằng cách chia sẻ, bình luận ngay bên dưới để đập vào mặt những tên “lật sử”, “chạy tội” cho ông chủ của chúng. Xương máu của những người Việt Nam yêu nước không thể bị quên lãng bởi bọn máu lạnh, lươn lẹo đó được./.