NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA DO NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CHẾ ĐỘ BIÊN SOẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA DO NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CHẾ ĐỘ BIÊN SOẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Nếu thay đổi nội dung sách giáo khoa đột ngột thì sẽ “đột tử”, nên thay đổi từ từ… mỗi năm một vài bài, và vài năm là thay được tất cả nội dung cần thiết để “cách mạng trắng” thành công xoá bỏ tư tưởng Cộng sản trong thế hệ trẻ…

Kế hoạch là vậy!

Vậy, theo mọi người:

1- Sách giáo khoa đã bị Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết và các “nhà sử học” sửa nội dung từ khi nào?

2- Hiện tại đã có bao nhiêu nội dung trong sách giáo khoa được thay thế, chỉnh sửa nội dung so với thời gian trước khi nhóm chống chế độ tham gia “biên soạn sách giáo khoa”, thiết kế chương trình giáo dục?

Khi BGD trọng dụng người có tư tưởng chống chế độ để biên soạn sách giáo khoa thì vấn đề “hình thức” của sách giáo khoa chỉ là “đòn” đánh lạc hướng của dư luận về nội dung bị “chỉnh sửa” trong SGK. Khi người ta mãi đi bàn cãi, phê phán, bình luận về hình thức SGK thì sẽ không có thời gian và tâm tư để tâm đến nội dung bị thay đổi – bị chỉnh sửa của nó nữa.

Vì vậy, khi phê phán vấn đề SGK thì phải đầy đủ về hình thức và nội dung của SGK, chủ thể dẫn đến sự việc là ai (Trần Đình Sử – Nguyễn Minh Thuyết) và có liên quan đến các thế lực thù địch cài cắm vào ngành giáo dục để phá hoại hay không?

Câu hỏi đặt ra là: Ai đã trọng dụng (sử dụng) các đối tượng có tư tưởng chống chế độ để biên soạn sách giáo khoa, tài liệu lịch sử?

Mặt khác, dựa trên phát ngôn của Bộ trưởng BGD tại buổi làm việc với Chủ tịch nước vừa qua, cho thấy vị Bộ trưởng này đã có biểu hiện tự chuyển hoá khi “lươn” trong vấn đề cải cách giáo dục lịch sử. Rõ ràng, Bộ trưởng BGD đã có sự “ăn khớp” với các đối tượng chống cộng cực đoan như Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Dương Trung Quốc, Vũ Minh Giang…

Nguyễn Minh Thuyết – Người ký tên vào đơn đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp, đòi đa nguyên đa Đảng gửi Quốc hội năm 2013 và cũng là tổng chủ biên soạn thảo chương trình giáo dục trung học phổ thông gây tranh cãi vì đưa môn học lịch sử thành môn học tự chọn.

Chủ tịch nước trước ống kính truyền hình đã không kết luận vấn đề mà nhắc lại mục đích giáo dục lịch sử, quan điểm của Đảng về giáo dục lịch sử… đây có thể là “bước đi kỹ thuật” trước kẻ địch quá đông và truyền thông không thiện.

Các vấn đề liên quan đến lịch sử liên tục xuất hiện như những cơn sóng nhỏ… và theo quy luật vận động logic thì đây là điều kiện để tạo nên con sóng lớn. Bước đi của địch đã rõ, giặc cũng đã lộ diện… nhưng điều kiện để tiêu diệt kẻ địch thì chưa thấy…

Vấn đề hiện tại chính là sự thờ ơ với chính trị của những ngành và người có liên quan. Không thấy họ có động tĩnh gì mà thậm chí là còn tạo điều kiện cho hoạt động chống phá chế độ được thoải mái hơn. Quản lý nhà nước tốt mà không có yếu tố chính trị trong đó thì chẳng khác gì đã mất chế độ. Bởi, khi mà chế độ nào cũng quản lý xã hội tốt thì chủ nghĩa Cộng sản không còn chỗ để đứng nữa rồi.

——

P/s: Ví dụ như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thử hỏi: hoạt động chính trị của tổ chức này trong thời gian qua là gì?

Các đoàn thể chính trị – xã hội khác cũng vậy, cũng đang dần mất đi tính chính trị…

Nguyễn Trọng Nghĩa

Nguyễn Trọng Nghĩa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error

Enjoy this blog? Please spread the word :)