Giãn cách xã hội không phải biện pháp của riêng Việt Nam
Nhân việc lệnh giãn cách xã hội ở Việt Nam khiến nhiều hộ dân chịu thiệt hại về kinh tế, nhiều tổ chức chống nhà nước đã lợi dụng vấn đề này để kích động người dân, nhằm gây hỗn loạn trong dịch bệnh. Họ tuyên truyền rằng biện pháp giãn cách xã hội của Việt Nam là “cực đoan”, “làm người dân chết đói”, và nói rằng nó khiến người Việt Nam “phải chịu căng thẳng, sợ hãi, ức chế hơn hẳn người dân của các nước khác”. Họ còn gọi nó là “kiểu phong tỏa của Trung Quốc”, và rằng nó biến Tp.HCM thành “những trại tù thời phát xít Đức”:
Nhưng có thật thế không? Trong thực tế, giãn cách xã hội là biện pháp phòng dịch mà nhiều nước phương Tây đã áp dụng trong suốt hai năm qua.
Đây là “kiểu phong tỏa của Trung Quốc” ở New York:
Đây là “kiểu phong tỏa của Trung Quốc” ở Paris:
Đây là “kiểu phong tỏa của Trung Quốc” ở Berlin:
Còn đây là cảnh công an Ireland xử lý người dân biểu tình chống giãn cách xã hội:
Trong khi đó, một quốc gia mạnh dạn nới lỏng giãn cách chính là Ấn Độ. Nước này đã góp phần khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi khi bỏ lệnh giãn cách trong kỳ nghỉ lễ.
Nếu việc bỏ giãn cách xã hội khiến một lượng lớn người Việt Nam phải thiệt mạng như ở Ấn Độ, giới chống Cộng có thể chịu trách nhiệm không? Hay khi đó, họ sẽ lại đổ hết trách nhiệm cho nhà nước?